Những điều phải biết khi đi tắm biển

Biển Hải Tiến với vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết của nó đang là điểm du lịch rất hút khách của tỉnh Thanh Hóa. Bạn đã đăng ký một tour du lịch Hải Tiến trong 3 ngày và bạn đang đếm ngược từng ngày để ùa mình xuống làn nước mát lạnh của Hải Tiến. Tuy nhiên hoạt động tắm biển tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên bạn nhất định phải lưu ý những điều sau đây.

1. Dòng chảy xa bờ

Dòng chảy xa bờ
Dòng chảy xa bờ

Những dòng chảy xa bờ được ví như tử thần khi tắm biển đối với cả những tay bơi kỳ cựu. Dòng chảy xa bờ giống như một dòng sông nhỏ được hình thành khi nước biển đưa vào bờ liên tục rồi tập hợp thành một dòng chảy cuốn ra biển, nó sẽ cuốn theo tất cả những gì rơi vào nó ra xa bờ rất nguy hiểm.

Biển của Việt Nam sóng thường bé, bờ cát mịn và thoai thoải nên người dân thường có ý thức chủ quan đối với mối nguy hiểm này. Bởi theo kinh nghiệm của người dân miền biển thì nơi hầu như không có sóng thì chỗ đó hay tồn tại dòng nước xa bờ. Vậy nên bạn phải chú ý để nhận diện nó để đề phòng:

– Nơi có dòng chảy xa bờ thường có màu nước sậm hơn do nước ở đó sâu hơn

– Nơi có sóng lặng hơn với các vùng còn lại

– Mảnh vỡ, cái rác, bọt biển nổi lên trên mặt nước rồi bất ngờ bị cuốn ra xa

Tham khảo: Tour du lịch biển Hải Tiến 3 ngày giá ưu đãi.

2. Xư lý tình huống khẩn cấp

Bạn không nên tắm biển một mình mà phải đi cùng 2 – 3 người nữa đề phòng trường hợp khẩn cấp còn có thể hỗ trợ lẫn nhau. Và lưu ý cách xử lý các tình huống nguy hiểm sau đây:

– Chuột rút: Trước khi xuống nước nên khởi động làm nóng người, không nên ăn quá no hay uống rượu bia trước khi xuống nước để tránh bị chuột rút. Khi bị chuột rút nên kéo phần cơ thể bị rút ngược theo hướng bị rút để giảm đau đồng thời tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh.

– Dòng chảy xa bờ: Nếu không may bị vướng vào dòng chảy xa bờ thì không nên cố bơi ngược lại với nó mà hãy bơi song song với bờ biển để gặp chỗ có sóng đánh trở lại vào bờ biển hoặc cố gắng bơi song song với bờ biển rồi ra hiệu kêu cứu.

– Nếu bất ngờ thấy ngứa và rát thì có nhiều khả năng là bạn bị sứa cắn, bạn nên chạy ngay vào bờ xin chanh hoặc dấm xoa vào chỗ bị đau. Nếu không có chanh, dấm thì bạn rửa chỗ đó bằng chính nươc biển rồi đắp cát ướt lên để làm tan nọc sứa.

– Lên bờ ngay sau khi thấy các triệu chứng bất thường như ngứa ngáy, cảm lạnh, nhức trán, sau gáy, đau tay, khuỷu gối, mệt mỏi, chướng bụng, chuột rút…

3. Lưu ý về sức khỏe

– Ánh nắng biển rất gay gắt nên bạn phải bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài và bôi lại thường xuyên. Ngoài ra nên mang theo ô dù, áo chống nắng, mũ rộng vành để chống nắng.

– Cần bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể tránh tình trạng mất nước dẫn đến say nắng.

 

Bổ sung nước
Bổ sung nước

– Mang theo một số loại thuốc cơ bản để dùng trong các trường hợp khẩn cấp như đau đầu, tiêu chảy…