Món ngon Sapa-lạp xưởng

Là một phần của vùng núi cao Tây Bắc, Sapa có đầy đủ các đặc sản trứ danh của vùng núi này, từ các loại hoa quả như mận, đào đến các món ăn chế biến như thịt lợn cắp nách, thịt trâu gác bếp, thắng cố… Những đặc sản độc đáo này đã khiến nơi đây ngày càng thu hút khách du lịch nhiều hơn. Trong số đó không thể không kể đến một món ăn cũng được rất nhiều người ưa chuộng đó là món lạp xưởng.

Món lạp xưởng vừa có vị ngọt ngọt, béo ngậy cùng với chút dai dai đã làm say lòng biết bao nhiều thực khách khi đến với Sapa Lào Cai. Mặc dù hiện nay, món ăn này được bày bán khá nhiều, và bạn cũng có thể dễ dàng mua được ở bất cứ đâu, nhưng ngon hơn cả vẫn phải nhắc đến món lạp xưởng gác bếp của người dân Tây Bắc.

Lạp xưởng hun khói Sapa
Lạp xưởng hun khói Sapa

Trước kia, khi cộng nghệ còn chưa phát triển, chưa có những loại máy móc giúp bảo quản đồ ăn như tủ lạnh, người dân vùng cao đã rất thông minh khi nghĩ ra cách chế biến và bảo quản thịt rất hiệu quả, có thể sử dụng ăn quanh năm, đó chính là lạp xưởng. Nếu có dịp lên Tây Bắc, đi khắp các tỉnh từ Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai hay Cao Bằng, bạn sẽ thấy có nhiều cách chế biến lạp xưởng khác nhau. Tuy nhiên, dù có sự khác nhau nhưng nguyên liệu chủ yếu để chế biến món ăn này đều là ruột non và thịt lợn.

Có thể bạn quan tâm:

Cách làm món lạp xưởng khá đơn giản, nhưng để tạo ra đúng mùi vị mình thích thì không phải ai cũng có thể làm ra được. Nguyên liệu chính làm nên món ăn bao gồm lòng lợn và thịt lợn. Lòng lợn phải là loại lòng non, sơ chế sạch sẽ với rượu sau khi mổ để khử hết mùi hôi của lòng. Nhân lạp xưởng được chọn từ phần thịt thăn, nạc vai, nạc mông ngon nhất con lợn. phần thịt lợn được băm nhỏ, sau đó tẩm ướp với gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Tiếp đó, người dân sẽ phi thơm hành băm và cho thêm một nguyên liệu đặc biệt là hạt mắc kén cùng một chút rượu để tạo nên hương vị đặc trưng cho món lạp xưởng Sapa.

Sau khi hoàn thành phần nhân, người ta sẽ nhồi phần nhân đó vào ruột thật chặt, sao cho có được phần lạp xưởng vừa căng tròn, vừa đều thịt. Khi kết thúc công đoạn này, lạp xưởng sẽ được gác bếp chung với các loại thịt trâu, thịt bò, thịt lợn để làm làm khô và hun khói.

Những cuộn lạp xưởng được gác trên bếp
Những cuộn lạp xưởng được gác trên bếp

Những cuộn lạp xưởng sẽ được làm khô và hun khói dưới ánh lửa hồng của bếp than, cho đến khi chuyển dần sang màu cánh gián. Mỗi vùng khác nhau thì mức độ hun khói của lạp xưởng sẽ khác nhau, tạo nên sự khác biệt và nét đặc trưng riêng của mỗi vùng. Cùng lên Sapa để thưởng thức những cuộn lạp xưởng thơm ngon, béo ngậy nhé.